Trong đại dịch Covid 19, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Liệu nền kinh tế sau đại dịch sẽ thế nào? Liệu nó có được hồi phục và tăng trưởng mạnh?
Đại dịch Covid 19 – đòn “chí mạng” vào nền kinh tế toàn cầu
Vào đầu năm 2020, nhiều chuyên gia đã có những dự báo tích cực về sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch Covid 19 đã làm thay đổi tất cả. Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, đây là giai đoạn nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất. Tất cả mọi hoạt động, từ công nghiệp đến giao thông vận tải, dịch vụ,…đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Covid đã khiến hàng chục nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, trong đó phải kể đến những nước như: Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Úc, Thái Lan,…Tại châu Âu, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu bị tác động mạnh khiến GDP giảm 12.1% trong quý II/2020. Đây là mức giảm được đánh giá là mạnh nhất kể từ năm 1995. Cũng trong quý II/2020, nền kinh tế Mỹ suy giảm 31.4% – một số liệu được đánh giá là kém nhất từ năm 1947. Đức giảm 10.1%, Pháp giảm 13.8% và Ý giảm 12.4%.
Còn đối với Trung Quốc – nước được cho là nguồn gốc của đại dịch lại có mức tăng trưởng 3.2% khi có những chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt.
Cho đến cuối năm 2020, những tín hiệu tốt đã xuất hiện đối với nền kinh tế toàn cầu. Các hoạt động kinh tế của nhiều nước trên thế giới đều dần phục hồi mặc dù đại dịch vẫn đang hoành hành.
Nền kinh tế toàn cầu trong tương lai
Hiện nay, một số nước như Ấn Độ, Úc và nhiều nước trong khu vực Châu Á tăng trưởng chững lại. Tuy nhiên, kinh tế thế giới lại được các chuyên gia dự báo rằng sẽ tăng trưởng trước bối cảnh nền kinh tế châu Âu đang có nhiều chính sách để theo kịp Mỹ và đất nước Vạn Lý Trường Thành. Thế nhưng, tình trạng biến chủng Covid 19 lây lan nhanh chóng cũng có thể làm chững lại sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Mới đây, các doanh nghiệp trên khắp châu Âu đã công bố kết quả khảo sát tình hình hoạt động. Kết quả này cho thấy rằng hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 2 thập kỷ. Dựa trên kết quả này, các chuyên gia đánh giá nền kinh tế châu Âu sẽ nhanh chóng tăng trưởng.
Chính sách của các nước cùng với tiến độ tiêm vắc xin phòng chống Covid 19 đang được đẩy mạnh ở nhiều nước cũng cho thấy việc phục hồi kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì ở các mức khác nhau. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá kinh tế thế giới 2 quý đầu năm 2021 còn ảm đạm và trong những quý tới, tăng trưởng âm vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện tại các nền kinh tế lớn.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán và tiền ảo bất ngờ trở nên “sôi động” trong đại dịch. Theo đó, nhiều người thắc mắc nên đầu tư tiền ảo nào để sinh lời khi nhàn rỗi.
Ngoài ra, các sàn giao dịch tiền ảo như sàn tiền ảo Binance, sàn Remitano,…cũng ghi nhận lượng truy cập rất lớn trong thời gian này. Nhiều mã chứng khoán có dấu hiệu tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành. Một trong những nguyên nhân được chuyên gia cho rằng do dịch bệnh đã khiến nhiều người mất việc làm nên họ đổ tiền qua đầu tư tiền ảo và chứng khoán trong thời gian rảnh rỗi.
Theo các chuyên gia, những tín hiệu tốt về nền kinh tế sẽ chỉ rõ nét vào năm 2022. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng dự báo rằng trước khi đại dịch kết thúc, thị trường lao động thế giới sẽ có những biến động đáng kể. Tính riêng thị trường Mỹ sẽ có khoảng hơn 7.4 triệu người lao động trong ngành giải trí và khách sạn thất nghiệp, người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người nghèo.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng dự báo rằng trạng thái bình thường mới do tác động của đại dịch trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hình thành. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn, những ngành khác lại có cơ hội thay đổi. Một số xu hướng được giới chuyên gia dự báo như:
– Toàn cầu hóa vẫn được tiếp diễn.
– Sản xuất công nghiệp ở châu Á được phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là Trung quốc.
– Sự phục hồi của du lịch chặng ngắn.
– Tiếp tục tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
– Làm việc tại nhà, các hoạt động trực tuyến được đẩy mạnh.
– Sự lên ngôi của robot hóa, tự động hóa.
Đại dịch Covid 19 đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế nói riêng, vào cuộc sống trên toàn cầu nói chung. Song, nó lại mang lại những thay đổi mang tính lịch sử trong cuộc sống của con người.