Thông thường khi tới thời hạn hoặc do một số trường hợp không mong muốn mà bạn sẽ bị thu hồi lại đất theo quy định của pháp luật. Vì vậy để nắm rõ hơn về trình tự thủ tục thu hồi đất theo Luật đất đai 2013 như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những chia sẻ chi tiết và khách quan sau.
Như thế nào là thu hồi đất?
Thu hồi đất là việc Nhà nước đưa ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất, hoặc thu lại đất của người dùng vi phạm luật về đất đai của Nhà nước.
Bởi tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề thu hồi đất mà có rất nhiều phản hồi của người sử dụng đất mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở pháp lý của việc thu hồi, cũng như trình tự thực hiện. Tuy nhiên, thu hồi đất sẽ hoàn toàn căn cứ theo Luật đất đai, đảm bảo đúng quy định của pháp luật đưa ra.
Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật gồm có:
– Căn cứ vào các điều khoản của Luật đất đai năm 2013.
– Căn cứ theo nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013.
– Căn cứ theo nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất.
Các trường hợp sẽ bị thu hồi đất theo Luật đất đai.
Dựa vào quy định và các điều khoản của Luật đất đai năm 2013, các trường hợp bị thu hồi đất sẽ gồm có:
– Thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng theo Điều 61 Luật Đất đai 2013.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai 2013.
– Thu hồi đất do vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai theo Điều 64 Luật Đất đai 2013.
– Thu hồi đất do hết thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật, người tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng và sức khỏe con người theo Điều 65 Luật Đất đai 2013.
Trình tự thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Quy trình thu hồi lại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 còn được gọi là quy trình giải phóng mặt bằng. Và thủ tục, các bước thu hồi sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Đưa ra thông báo thu hồi lại đất.
Ủy ban nhân dân cấp sẽ có thẩm quyền thu hồi đất và ban hành thông báo thu hồi lại đất đến người sử dụng đất. Phải phổ biến đến người dân phạm vi có đất bị thu hồi, thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng, có giấy niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã hay các địa điểm sinh hoạt chung.
Bước 2: Kiểm kê, điều tra, đo đạc các tài sản trên đất đai.
UBND cấp xã phải có trách nhiệm phối hợp cùng với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất. Triển khai đo đạc, khảo sát, kiểm đếm và người sử dụng đất sẽ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định.
Trong vòng 10 ngày người sử dụng đất không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện đưa ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu vẫn không được thì Chủ tịch UBND ra quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc theo Điều 70 Luật Đất đai năm 2013.
Bước 3: Xây dựng và lấy ý kiến, thẩm định về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Tiến hành lấy ý kiến người dân theo hình thức tổ chức họp trực tiếp. Sau đó tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ tổng hợp ý kiến bằng văn bản và ghi rõ số ý kiến đồng ý, ý kiến không đồng ý, ý kiến khác đối với phương án bồi thường, tái định cư.
Tiếp đó phối hợp với UBND xã, nơi có đất thu hồi tổ chức cuộc đối thoại với những ý kiến không đồng ý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Rồi hoàn chỉnh phương án gửi lên cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quyết định thu hồi đất.
UBND cấp xã kết hợp cùng tổ chức có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phổ biến và niêm yết công khai quyết định bồi thường và gửi quyết định đến người sử dụng có đất bị thu hồi. Ngoài ra trong văn bản phải ghi rõ mức đền bù giải phóng mặt bằng cùng với thời hạn bồi thường, hỗ trợ, bố trí lại nhà và đất tái định cư ( nếu có).
Bước 5: Tiến hành thu hồi và chi trả bồi thường.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền phải bồi thường , chi trả đủ hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi.
Bước 6: Tiến hành tiếp quản đất đã được thu hồi, giải phóng mặt bằng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 68 của Luật Đất đai năm 2013 đã hướng dẫn, tùy vào từng trường hợp bị thu hồi mà khu vực đất đó sẽ được các cơ quan, tổ chức tiếp quản: Chủ đầu tư để thực hiện dự án, tổ chức dịch vụ công về đất đai hay UBND cấp xã tiến hành quản lý…
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết và khách quan về trình tự thủ tục thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013. Nếu nội dung trên vẫn khiến bạn mơ hồ, chưa rõ ràng thì đừng lo lắng mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.