Tìm hiểu ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003.

Bất Động Sản
Rate this post

Bản đồ địa chính được thành lập và quản lý bởi nhà nước nhằm mục đích thống kê, kiểm kê diện tích đất đai trên từng địa phương cả nước. Vì vậy khi bạn nhìn vào bản đồ địa chính bạn có thể thấy nhiều loại đất khác nhau với ký hiệu riêng. Và để tìm hiểu ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003 như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau.

ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003

Ý nghĩa của việc phân loại đất là gì?

Việc xác định các loại đất hiện nay có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sở hữu và sử dụng đất.

– Xác định được căn cứ thuế nhà đất để thực hiện các nghĩa vụ.

– Xác định đất giúp giải quyết được việc tranh chấp đất đai.

– Xác định được điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất hay thu hồi đất.

– Xác định giá đất bồi thường theo từng loại đất khác nhau khi nhà nước có lệnh thu hồi.

– Giúp chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất.

– Giúp chuyển được quyền sử dụng đất.

Chính vì vậy, khi bạn nắm rõ được các quy định về phân loại đất đai sẽ có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với việc áp dụng các quy định của luật pháp về đất đai. Đồng thời đảm bảo tốt quyền lợi của người sử dụng, chiếm hữu cũng như sử dụng đất.

ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003

Cách phân loại đất theo quy định của Luật đất đai nên biết.

Có bao nhiêu loại đất được chia theo quy định của luật đất đai năm 2003? Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người, căn cứ vào mục đích sử dụng đất được phân loại như sau:

Nhóm đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp hay còn được gọi là đất canh tác thích hợp sử dụng cho mục đích trồng trọt và chăn nuôi. Trong luật đất đai, đất nông nghiệp không có khái niệm rõ nhưng được hiểu là những loại đất sản xuất nông nghiệp hay nghiên cứu, thí nghiệm về các lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, làm muối.

Phân loại nhóm đất nông nghiệp sẽ gồm các loại đất như: Đất trồng cây hàng năm: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; Đất rừng sản xuất; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác được quy định theo Chính phủ.

Nhóm đất phi nông nghiệp.

Nhiều người vẫn hay nghĩ rằng đất phi nông nghiệp và đất thổ cư là cùng một loại. Tuy nhiên cách gọi đất thổ cư thực chất là để chỉ các loại đất cho phép để ở, cư trú, được xây dựng các công trình nhà cửa, công trình dùng để phục vụ đời sống.

Vậy nhưng theo quy định của pháp luật lại không có khái niệm về đất thổ cư chính quy mà chỉ có quy định về đất phi nông nghiệp theo Luật đất đai.

Trong đó xác định đất phi nông nghiệp gồm các loại: Đất ở gồm: đất ở nông thôn và đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan và xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (…); Đất sử dụng vào mục đích công cộng (…); Đất do các cơ sở tôn giáo dùng; Đất có công trình là đình, đền, nhà thờ họ; Đất làm nghĩa trang; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chức xác định rõ mục đích sử dụng.

Với những loại đất không thuộc vào 2 loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trên thì sẽ thuộc về loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Và tùy theo quy định của Luật đất đai và Chính phủ để có phương án sử dụng.

ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003

Ký hiệu các loại đất phân theo Luật đất đai năm 2003.

Người sở hữu đất có thể nhìn thấy mã ký hiệu đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trên thực tế, để nhận biết được các loại đất trên bản đồ địa chính một cách rõ ràng nhất, bạn nên tham khảo các ký hiệu đất theo Luật đất đai năm 2003 sau.

ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003

Ký hiệu đất của nhóm đất nông nghiệp.

– Đất chuyên trồng lúa nước – LUC

– Đất trồng lúa nước còn lại ký hiệu là – LUK

– Đất lúa nương – LUN

– Đất bằng trồng cây hằng năm khác – BHK

– Đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác ký hiệu là – NHK

– Đất trồng cây lâu năm – CLN

– Đất rừng sản xuất – RSX

– Đất rừng phòng hộ – RPH

– Đất rừng đặc dụng – RDD

– Đất nuôi trồng thủy sản – NTS

– Đất làm muối – LMU

– Đất nông nghiệp khác – NKH

Ký hiệu nhóm đất thổ cư, đất phi nông nghiệp khác.

– Đất ở tại nông thôn – ONT; Đất ở tại đô thị – ODT

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan được ký hiệu là – TSC

– Đất xây dựng của trụ sở tổ chức sự nghiệp được ký hiệu là – DTS

– Đất xây dựng cơ sở văn hóa – DVH

– Đất xây dựng cơ sở y tế – DYT

– Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo – DGD

– Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao – DTT

– Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ được ký hiệu là – DKH

– Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội được ký hiệu là – DXH

– Đất xây dựng cơ sở ngoại giao được ký hiệu là – DNG.

Ngoài ra còn nhiều ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất thổ cư, phi nông nghiệp nữa.

Ký hiệu của nhóm đất chưa sử dụng.

– Đất bằng chưa sử dụng được ký hiệu là – BCS

– Đất đồi núi chưa sử dụng được ký hiệu là – DCS

– Núi đá không có rừng cây được ký hiệu là – NCS

ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003

Kết luận

Như vậy, với những thông tin hôm nay chúng tôi đã gửi tới bạn những hiểu biết mới về tìm hiểu ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai năm 2003. Qua đó bạn sẽ không còn lạ lẫm khi nhìn thấy những ký hiệu về các loại đất trên bản đồ địa chính hay khi xử lý vấn đề liên quan đến đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *