Trong việc xử lý vi phạm hành chính thì việc lập biên bản vi phạm hành chính là một thủ tục vô cùng quan trọng, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Đây là một trong những căn cứ để quyết định xử phạt. Vì vậy để hiểu rõ hơn về cách lập cũng như thông tin về mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hãy theo dõi những chia sẻ chi tiết sau của chúng tôi.
Đối tượng và cơ sở pháp lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trước hết, các đối tượng vi phạm và cách xử lý cũng như thủ tục xử lý đều được quy định đầy đủ và chính xác trong Luật và Nghị định do Chính Phủ ban hành.
Về cơ sở pháp lý căn cứ vào:
– Căn cứ theo Luật đất đai năm 2013 đã được ban hành.
– Căn cứ theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai ngày 10/11/2014.
Về đối tượng vi phạm lỗi hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm có:
Những đối tượng vi phạm lỗi hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định theo Điều 2 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. Trong đó bao gồm các đối tượng dưới có hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai. Tuy nhiên sẽ loại trừ các đối tượng thuộc Khoản 2.
– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; Cá nhân trong nước hay cá nhân nước ngoài, là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
– Các tổ chức trong nước hay tổ chức nước ngoài; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( gọi chung là tổ chức)
– Các cơ sở tôn giáo được quy định theo pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc là cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam sẽ không thuộc đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.
Mẫu biên bản và một số quy định về việc lập biên bản hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Khi đã xác định được đối tượng vi phạm, việc lập biên bản hành chính là điều cần thiết theo đúng quy định của pháp luật, và dưới đây là mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bạn có thể tham khảo.
Về quy định lập biên bản sẽ gồm có những mục như sau:
Đầu tiền: Quy định tại điều 34 Nghị định 102/2014/NĐ- CP và điều 58 của luật xử lý vi phạm hành chính 2012, điều 6 Nghị định 58/2013/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết tại điều 58, biên bản xử phạt sẽ gồm những nội dung:
– Biên bản vi phạm hành chính cần phải ghi rõ ràng ngày, tháng, năm và địa điểm lập biên bản này.
– Đầy đủ họ, tên và chức vụ người lập biên bản.
– Họ, tên, địa chỉ và nghề nghiệp của người vi phạm hoặc là tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm hành chính.
– Giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm xảy ra vi phạm đó.
– Ghi rõ hành vi vi phạm của đối tượng.
– Các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm lỗi và đảm bảo tốt việc xử lý vi phạm.
– Tình trạng tang vật cùng phương tiện bị tạm giữ.
– Lời khai của đối tượng vi phạm hoặc là đại diện tổ chức vi phạm.
– Trường hợp có người chứng kiến hoặc cá nhân, đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ ràng họ, tên, địa chỉ và lời khai của họ. Các quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm.
– Ghi rõ cơ quan tiếp nhận giải trình.
Thứ hai: Cần phải chú ý tới các trường hợp cùng các vấn đề sau khi lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong trường hợp hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt nhưng các cá nhân, tổ chức vi phạm chưa hoặc không hoặc đang thi hành quyết định. Tuy nhiên sau đó vẫn tiếp tục có những hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này sẽ được coi là hành vi vi phạm mới hoàn toàn.
Thứ ba: Về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Khoản 2, điều 34 Nghị định 102/2014/NĐ- CP gồm những người:
– Người có thẩm quyền xử phạt hành vi phạm lỗi hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Điều 31, 32, 33 của Nghị định này.
– Các công chức, viên chức thuộc các cơ quan được quy định tại Điều 31, 32, 33 của Nghị định và đang thi hành công vụ và nhiệm vụ.
Trong đó các quy định theo Điều 31, 32, 33 gồm:
– Điều 31: Là chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ( UBND)
– Điều 32: Là thanh tra chuyên ngành đất đai.
– Điều 33: Các cơ quan khác gồm: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Điều từ 39 đến 51 của Luật; Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực mình quản lý theo khoản 3, điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Kết luận
Trên đây là mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cùng một số quy định của biên bản. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn cũng như giúp bạn có thêm kinh nghiệm và hiểu biết để xử lý một số tình huống phát sinh không đáng có.