Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015

Bất Động Sản

Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015 được sử dụng khi nghiệm thu công trình là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới nhé

Công trình được hoàn thành trong điều kiện nhà thầu quản lý chất lượng kỹ lưỡng, có sự giám sát của chủ đầu tư, đúng khối lượng, đảm bảo điều kiện sử dụng an toàn, thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường. Và việc nghiệm thu công trình là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu về mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015 ngay nào.

Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015

Theo nghị định 46/2015, có một số mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định như:

  • Mẫu biên bản nghiệm thu theo công việc

mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Biên bản nghiệm thu công việc
  • Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao

mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao phần 1
mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Phần tiếp theo của biên bản nghiệm thu bàn giao
  • Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị đưa vào sử dụng

mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Biên bản phần 1
mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Biên bản phần 2
  • Mẫu biên bản về nghiệm thu lắp đặt thiết bị 

mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Biên bản nghiệm thu lắp thiết bị phần 1
mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Phần 2 của biên bản
  • Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật

mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật

Quy định mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng quy định tại Điều 31 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:

– Chủ đầu tư công trình tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng.

– Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng:

  • Các công việc xây dựng hoàn thành được nghiệm thu theo quy định tại Điều 27 và Điều 30 Nghị định này. Kết quả kiểm tra, thử nghiệm và chạy thử phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
  • Không để xảy ra thiếu sót lớn về chất lượng công trình làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;
  • Có văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo, đánh giá tác động môi trường, được cấp văn bản xác nhận đã hoàn thành công trình về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật có liên quan ( nếu có).
  • Chủ đầu tư có thể quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc nghiệm thu có điều kiện để có thể đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp chất lượng còn tồn tại nhưng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, chức năng của công trình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai thác an toàn. Biên bản nghiệm thu cần nêu rõ những tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc thi công tiếp tục thực hiện và thời gian thực hiện các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi đã khắc phục xong các tồn tại về chất lượng hoặc hoàn thành các công việc xây dựng còn lại.

– Điều kiện đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:

  • Công trình, hạng mục công trình đã được nghiệm thu theo quy định của nhà nước;
  • Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này phải nghiệm thu và có văn bản phê duyệt kết quả nghiệm thu các khoản thu của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản này. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.

– Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thống nhất thời gian nghiệm thu, trình tự, nội dung nghiệm thu. Và kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.

Người ký biên bản nghiệm thu hoàn thành là ai?

Thành phần của biên bản nghiệm thu cụ thể như sau:

– Người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư hoặc là người được ủy quyền;

– Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng; (sửa đổi theo Thông tư 04/2019 / TT-BXD)

– Người đại diện của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình theo pháp luật;

– Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy nhà thầu chính, tổng thầu xây dựng trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh; (sửa đổi theo Thông tư 04/2019 / TT-BXD)

– Đại diện nhà thầu thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;

– Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền đối với trường hợp đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Kết luận

Trên đây là mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015, chung nhất và những quy định liên quan mà bạn phải biết về biên bản nghiệm thu. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết các bạn sẽ đỡ vất vả hơn khi làm biên bản nghiệm thu phải không? Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *