Luật tài sản công

Luật tài sản công là gì, được quy định như thế nào? 

Blog Tài Chính

Luật tài sản công là một trong những luật thuộc quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước. Với luật này thì được quy định như thế nào? Chú trọng điều gì? Các tổ chức, cá nhân vận dụng quy định đó như thế nào?

Luật tài sản công là gì?

Theo luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008, theo đó tài sản công có định nghĩa như sau:

Tài sản công là tài sản thuộc vào sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, thống nhất quản lý bao gồm các hạng mục sau:

  • Tài sản công phục vụ cho các hoạt động quản lý các lĩnh vực như giáo dục, y tế.
  • Cung cấp dịch vụ công.
  • Đảm bảo quốc phòng, an ninh tại các cơ quan tổ chức, hay đơn vị.
  • Các tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
  • Các tài sản được xác lập quyền sở hữu của toàn dân.
  • Tài sản công tại các doanh nghiệp từ địa phương đến trung ương.
  • Tiền thuộc ngân sách của nhà nước, các quỹ tài chính của nhà nước ngoài ngân sách,dự trữ các khoản ngoại hối của nhà nước.
  • Đất đai và các loại tài nguyên liên quan khác.

Khái niệm của tài sản công nhằm phân biệt được với các loại tài sản khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng tài sản công trong thực tế.

Luật tài sản công

Phân loại tài sản công

Tài sản công được chia làm 7 nhóm bao gồm các nhóm sau:

Nhóm 1

Tài sản công phục vụ các hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ công, đảm bảo về an ninh quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan của Đảng và tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nhóm 2

Các tài sản liên quan đến hạ tầng phục vụ các lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với các công trình kết cấu hạ tầng như sau:

  • Hạ tầng về giao thông.
  • Hạ tầng cung cấp điện.
  • Hạ tầng công trình thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Hạ tầng đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, công nghệ cao.
  • Hạ tầng thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
  • Hạ tầng về y tế, văn hóa, thể thao, du lịch.

Nhóm 3

Tài sản công có tại các doanh nghiệp

Nhóm 4

Tài sản của các dự án mang nguồn vốn của nhà nước

Luật tài sản công 1

Nhóm 5

Tài sản được quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm như sao:

  • Tài sản bị tịch thu, vô chủ, không xác định được chủ sở hữu.
  • Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn, giấu, vùi lấp.
  • Tài sản không có người thừa kế, tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu đó cho Nhà nước.
  • Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không được bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi đã hết thời gian hoạt động.

Nhóm 6

Tiền chuộc ngân sách nhà nước, quỹ tài chính của nhà nước, ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước.

Nhóm 7

  • Đất đai, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, nguồn lợi từ vùng biển, vùng trời.
  • Kho số viễn thông, kho phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh.

Nội dung về luật tài sản công

Để có thẻ quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công thì mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao cho quyền quản lý, quyền sử dụng,các hình thức trao quyền khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị, đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng giữa các cơ quan tổ chức với nhau trong việc sử dụng tài sản công.
  • Tài sản công do Nhà nước đầu tư cần phải được quản lý, khai thác, duy trì, bảo dưỡng, được thống kê và kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị. Những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn hay các nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua quỹ bảo hiểm công vụ theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản công là tài nguyên cần phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với các tính chất, đặc điểm của tài sản, được quản lý, bảo vệ khai thác theo kế hoạch, để đảm bảo được tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp luật.
  • Tài sản công phục vụ cho công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo quốc phòng an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị vần phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích.
  • Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công cần tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch đúng với pháp luật.

Trên đây là quy định về luật tài sản công vào năm 2017, với luật này mong muốn sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cũng như sử dụng tài sản công ở nước ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *