Một số vấn đề về hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài mới nhất 2021

Blog Đời Sống

Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài là một trong những vướng mắc của nhiều doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về chi phí nhân công thuê ngoài sẽ giúp bạn làm tốt hơn vấn đề này trong kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé:

hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài
Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài

Nhân công thuê ngoài là gì?

Để có thể hiểu được hướng dẫn cách hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài thì trước tiên bạn phải hiểu nhân công thuê ngoài là gì. Chúng ta tách nghĩa cụm từ này thì nhân công có nghĩa là sức lao động của con người được sử dụng vào một lĩnh vực công việc nào đó. Còn thuê ngoài đó là việc cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng những nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc và nghiệp vụ cụ thể của mình. Và nhân công thuê ngoài đó là việc cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó sử dụng sức lao động của con người vào một việc nào đó để hoàn thành tiến độ như đã đề ra đối với công việc của mình.

Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài

Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài phải được thực hiện theo thông tư 133

Tài khoản 154 theo thông tư 133 

Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài được thực hiện theo thông tư 133.

Nguyên tắc kế toán tài khoản 154 được thực hiện cho cả thông tư 133 và 200. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính toán giá thành của sản phẩm. Chi phí kinh doanh và sản xuất hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Gồm những loại chi phí như sau: nguyên liệu, vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, sản xuất chung… Lưu ý chỉ được phản ánh tài khoản 154 ở những nội dung chi phí như sau: 

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
  • Chi phí nhân công trực tiếp trong việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
  • Và chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm.

Phương pháp vận dụng tài khoản 154 còn được thực hiện trong ngành nông nghiệp, dịch vụ, ngành xây dựng.

Tài khoản 111 theo thông tư 133

Về nguyên tắc kế toán tài khoản 111 theo thông tư 133 thì tài khoản này phản ánh tình trạng thu, chi, tồn tiền mặt ngay tại quỹ của doanh nghiệp như tiền Việt Nam hay tiền tệ. Nó chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Về cơ bản thì cách hạch toán tài khoản 111 và ở thông tư 133 và 209 khá giống nhau. Phải tiến hành ghi cụ thể, rõ ràng khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thu ngay tiền mặt, khi nhận được tiền của Ngân sách nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp cũng như trợ giá về tiền mặt hoặc khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính. 

Bên cạnh đó còn có tài khoản 112, 331… theo thông tư 133.

Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài phải được thực hiện theo thông tư 200

Hạch toán tài khoản 627 theo thông tư 200

hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài
Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài

Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho phân xưởng, đội, công trường… Tài khoản 627 nó chỉ được sử dụng ở các doanh nghiệp công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, bưu điện, du lịch… Chi phí sản xuất trên tài khoản 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại như sau: chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất chuyển đổi. Phương pháp hạch toán tài khoản 627 theo thông tư 200 được thực hiện khi tính tiền lương, nhân công, các khoản phụ cấp; khi trích các khoản bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, các khoản hỗ trợ người lao động….

Ngoài ra theo thông tư 200 còn có các tài khoản như: 622, 642, 641, 111, 112, 331…

Các căn cứ pháp lý của bộ hồ sơ nhân công thuê ngoài

Về hóa đơn nhân công 

Phải căn cứ vào điều 1, khoản 3, thông tư 39/ 2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về việc cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in quy định. Theo quy định trên thì các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ hay cá nhân không kinh doanh, bán hàng hóa dịch vụ thuộc những đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc không phải kê khai, nộp thuế thì thì Cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn. Như vậy có nghĩa là các cá nhân thực hiện công việc do doanh nghiệp thuê khoán, không đăng ký kinh doanh thì không phải xin cấp hóa đơn của cơ quan thuế. 

Thuế TNDN với chi phí nhân công thuê ngoài

Thuế này căn cứ vào Khoản 1, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định tất cả các chi phí được trừ theo một nguyên tắc nhất định. 

Các loại thuế phải nộp của các cá nhân có hợp đồng thuê khoán

Các loại thuế phải nộp

Căn cứ tại điểm b, khoản 1, điều 3 của thông tư 92/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế đối với các cá nhân kinh doanh không nộp thuế trong từng lần phát sinh đó là: những cá nhân kinh doanh nộp thuế có mức doanh thu đạt mức 100 triệu đồng/ năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng và đồng thời cũng không nộp thuế là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch.

Và tại khoản 2, điều 3 quy định căn cứ tính thuế với cá nhân có doanh thu từ kinh doanh đó là: căn cứ tính thuế đối với các cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh thì doanh thu được tính thuế và tỷ lệ tính thuế trên doanh thu.

Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu 

Điểm b, khoản 2, điều 2 của thông tư quy định tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh. 

Hồ sơ của chi phí thuê nhân công

Để hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài thì người dùng cần làm hồ sơ chi phí thuê nhân công. Căn cứ các quy định về doanh nghiệp có phát sinh những khoản chi hợp đồng thuê khoán để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần có những hồ sơ như sau:

+ Hợp đồng giao khoán công việc. (Mẫu số 08 – LĐTL theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

+ Có giấy phép hành nghề hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh và cả đăng ký thuế theo quy định. (nếu có)

+ Biên bản xác nhận công việc hoàn thành.

+ Bảng kê mua hàng hoá dịch vụ mua vào theo Mẫu 01/TNDN (Ghi rõ số tiền chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới…)

+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả tiền cho cá nhân (Nếu có)

+ Chứng từ chi tiền (Phiếu chi) ghi rõ số lượng, giá trị, ngày tháng, địa chỉ, số CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của hai bên.

Lời kết

Trên đây là bài viết về hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài và một số vấn đề liên quan. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *