Dự án PPP là gì? 1

Dự án PPP là gì? Những yêu cầu đối với Nhà nước khi tham gia dự án PPP

Blog Tài Chính

Dự án PPP là gì? là một trong những loại dự án được ưa chuộng và đang là hướng đi hiệu quả nhất để cơ quan nhà nước phối hợp với các công ty tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ công phục vụ đời sống người dân. Vậy dự án PPP là gì? tìm hiểu xem các dự án PPP ở nước ta hiện nay ở bài viết sau đây nhé!

Dự án PPP là gì? 1

Thuật ngữ PPP là gì?

PPP là viết tắt của cụm từ Public-Private Partnership, PPP là phương thức đầu tư công tư, có nghĩa là dự án được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước và chủ đầu tư doanh nghiệp, công ty tư nhân với mục đích quản lý dự án, xây dựng, vận hành, khai thác, kinh doanh và quản lý công trình hạ tầng dịch vụ công.

Dự án PPP ở Việt Nam

Dự án PPP đã được triển khai ở Việt Nam và mang đến một số hiệu quả nhất định. Cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thiết lập mối quan hệ đối tác với chủ đầu tư doanh nghiệp tư nhân với các điều khoản ràng buộc của pháp lý và cơ chế khác. Hai bên thỏa thuận với nhau về trách nhiệm và liên quan đến việc lập kế hoạch và thực hiện, quản lý dự án cơ sở hạ tầng dịch vụ công.

Theo thống kê Việt Nam đứng thứ 90 thế giới về việc huy động vốn đầu tư theo hình thức PPP để xây dựng các dự án lớn, tuy nhiên đó là bước ngoặt ban đầu, cơ quan nhà nước Việt Nam cần tăng cường huy động nguồn vốn, bởi số vốn khả dụng chỉ 08 USD, trong đó số vốn để hoàn thành các công trình dự kiến là 40 tỷ. 

Số liệu trên cho thấy Việt Nam vận dụng tốt dự án đầu tư PPP cùng với doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước tương đối tốt và sẽ có xu thế lan rộng trong nhiều năm tới.

Những cơ sở hạ tầng dịch vụ công ở nước ta gồm có các công trình:

  • Giao thông vận tải.
  • Trụ sở làm việc.
  • Trung tâm văn hóa thể thao.
  • Y tế, trường học.
  • Nhà tái định cư, ký túc xá. 
  • Môi trường sạch và xanh (xử lý triệt để rác thải).
  • Nhà máy năng lượng điện, hệ thống nước sinh hoạt, nước thải.
  • Công trình kết cấu hạ tầng trung tâm thương mại và công viên xanh.
  • Các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp…

Dự án PPP là gì?

Đặc điểm của dự án PPP 

Dự án PPP có 3 đặc điểm chính như sau:

  • Cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là chủ thể hợp đồng PPP.
  • Hợp đồng dự án PPP phải liên quan đến công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công, đảm bảo phục vụ tốt cho đời sống người dân.
  • Mỗi dự án PPP đều phải có một loại hợp đồng tương ứng, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hình có quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

Mô hình của dự án đầu tư PPP tại Việt Nam

Theo điều 3 của Nghị định 63/2018/NĐ-CP, các dự PPP của Việt Nam thực hiện theo mô hình sau:

  • BOT: Là hợp đồng xây dựng sau đó kinh doanh và cuối cùng là chuyển giao.
  • BTO: Là hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh.
  • BT: Là hợp đồng xây dựng sau đó chuyển giao.
  • BOO: Là hợp đồng xây dựng tiếp theo là sở hữu và kinh doanh.
  • BTL: Là hợp đồng xây dựng sau đó đến chuyển giao và cuối cùng là cho thuê dịch vụ.
  • OM: Là hợp động kinh doanh và quản lý.

Những yêu cầu của cơ quan nhà nước khi tham gia dự án PPP

Khi tham gia dự án PPP bạn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước. Cụ thể như sau:

Nhà nước tham gia vào dự án PPP

Nhà nước cần thực hiện các yêu cầu: 

  • Thanh toán bằng tài sản kết cấu hạ tầng, trụ sở làm việc, quỹ đất hay chuyển nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ công cho chủ đầu tư theo hợp đồng BT.
  • Vốn thanh toán cho nhà đầu tư.
  • Vốn góp của nhà nước.
  • Vốn hỗ trợ xây dựng các công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Nhà nước tham gia vào dự án PPP có giá trị như thế nào?

Giá trị của phần nhà nước được xác định như sau:

  • Dựa trên cơ sở phương án tài chính, khả năng cân đối các nguồn vốn và các nguồn lực khá nhau.
  • Khi vốn góp nhà nước là những tài sản công của bộ ngành, UBND các tỉnh trở lên thì giá trị được xác định theo pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công, lấy đó làm cơ sở vốn góp của nhà nước đối với dự án PPP.
  • Bộ tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn và xác định giá trị tài sản công có tham gia trong dự án PPP.
  • Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các báo cáo nghiên cứu cho thấy mức độ khả thi của dự án quan trọng quốc gia, dự án vốn vay ưu đãi và sử dụng vốn ODA ngoài vốn góp nhà nước trong các lĩnh vực tôn giáo, an ninh – quốc phòng.
  • Chủ tịch UBND, các cơ quan thuộc Chính Phủ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Bộ trưởng đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi ngoại trừ các dự án quan trọng quốc gia.

Lập kế hoạch 

Lập kế hoạch căn cứ vào chủ trương và báo cáo được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền được nêu tại nội dung giá trị của nhà nước. 

Dự án PPP là gì? 2

Giải đáp “dự án PPP là gì?” và những yêu cầu của cơ quan nhà nước khi tham gia dự án PPP đã được chúng ta làm rõ. Hy vọng những thông tin này giúp bạn nắm bắt cụ thể hơn dự án PPP trong việc xác định tìm hiểu và lập kế hoạch dự án PPP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *