chiết khấu thương mại theo thông tư 200 1

Chiết khấu thương mại theo thông tư 200 là gì?

Blog Tài Chính

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi họ mua với số lượng lớn. Vậy chiết khấu thương mại theo thông tư 200 là gì? Chúng có tác động như thế nào đến nền kinh tế của nước ta. Bài viết dưới đây sẽ là thông tin để bạn trả lời cho câu hỏi trên.

Chiết khấu thương mại là gì?

Dựa vào chuẩn mực kế toán số 14, chiết khấu thương mại được hiểu như sau: là khoản tiền mà các doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hay mua với số lượng lớn so với mức giá niêm yết sẽ trước đó.

Tài khoản theo dõi chiết khấu thương mại gồm những gì?

Chiết khấu thương mại theo thông tư 200 quy định những tài khoản thường được dùng để thực hiện các việc theo dõi hóa đơn chiết khấu bao gồm:

  • Tk 5211- Chiết khấu thương mại: Được dùng để lưu trữ hóa đơn, phản ánh các khoản chiết khấu thương mại cho người mua nếu các khách hàng mua với số lượng lớn. 
  • Tk 5213- Giảm giá bán hàng: tác dụng của tài khoản này là được dùng nhằm phản ánh việc giảm giá bán hàng cho người mua do sản phẩm có chất lượng kém nhưng chưa được phản ánh trên các hóa đơn bán hàng mà đã xuất cho đối tác.

Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tin 133 chỉ chỉ cần hạch toán đơn chiết khấu thương mại thông qua Tk 511 là ổn.

chiết khấu thương mại theo thông tư 200

Quy định chiết khấu thương mại theo thông tư 200

Nhằm tiến hành được hoạt động chiết khấu bán hàng, bộ phận kế toán cần phải thông qua các quy định về chiết khấu thương mại bao gồm như sau:

  • Trong trường hợp hóa đơn bán hàng thể hiện được rõ tiền chiết khấu thì doanh nghiệp sẽ không sử dụng đến tài khoản kế toán này. Vào cuối kỳ kinh doanh, doanh thu bán hàng sẽ phản ánh theo giá mà đã trừ đi khoản chiết khấu cho khách hàng.
  • Bộ phận của kế toán doanh nghiệp cũng cần theo dõi được các khoản chiết khấu bán hàng mà doanh nghiệp chi trả cho bên mua nhưng chưa được phản ánh là các khoản giảm trừ trên các hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá sản phẩm thì trong đó chưa trừ đi các khoản chiết khấu khác nhau.
  • Nếu số tiền chiết khấu bên mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn vào lần cuối, nguyên nhân có thể do bên mua đã tiến hành nhiều lần mới có thể đạt được số lượng cần mua để được hưởng chiết khấu. Khi hạch toán chiết khấu thương mại, khoản tiền này sẽ được xác đinh vào lần mua cuối cùng.
  • Bên mua phải xác định được số lượng hàng hóa đã tiêu thụ vào cuối các kỳ, thì số tiền sau đó hạch toán thì bên mua sẽ phải dựa theo doanh thu thuần hay số lượng sản phẩm đã tiêu thụ được trong tháng kinh doanh.

Cách thức chiết khấu thương mại theo thông tư 200

chiết khấu thương mại theo thông tư 200 1

Trường hợp 1

Trong hóa đơn VAT, bên bán đã ghi rõ giá bán đã chiết khấu. Nếu bên bán đã ghi rõ giá chiết khấu bán hàng dành cho khách hàng thì sẽ quyết toán như sau:

Đối với bên bán

  • Nợ tk 111,112,131: Tính tổng số tiền trên hóa đơn.
  • Có tk 511: Tổng số tiền chưa tính thuế
  • Có tk 3331: Số tiền thuế giá trị gia tăng.

Đối với bên mua

  • Nợ tk 156: Tổng số tiền chưa được tính thuế.
  • Nợ tk 1331: Tính thuế giá trị gia tăng
  • Có tk 111,112,331 số tiền trên hóa đơn.

Lưu ý khi hạch toán sẽ không phản ánh được chiết khấu trên hóa đơn. 

Trường hợp 2

Trong trường hợp, doanh nghiệp tiến hành tính toán tỷ lệ giảm giá. Nếu bên mua hàng nhiều lần và được hưởng theo doanh số,hàng hóa thì số tiền chiết khấu bán hàng sẽ điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hay kỳ tiếp theo.

Vì thế, nếu một doanh nghiệp mua hàng nhiều lần của một đối tác, muốn được hưởng discount thì trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng, hay hóa đơn đầu tiên của tháng kế tiếp sẽ được thể hiện rõ khoản chiết khấu được trừ trực tiếp trên hóa đơn.

Trường hợp 3

chiết khấu thương mại theo thông tư 200 2

Số tiền chiết khấu được xác định ngay khi kết thúc quá trình mua hàng. Nếu hoạt động chiết khấu bán hàng được lập trong quá trình kết thúc mua hàng, bộ phận kế toán cần có những hạch toán sau:

Bên bán

Phản ánh được số tiền discount trong kỳ bán hàng được thông qua:

  • Nợ Tk 521: Số tiền chiết khấu bán hàng.
  • Nợ TK 3331: Số tiền thuế giá trị gia tăng điều chỉnh giảm.
  • Có TK 131,111,112.

Bên mua

Chiết khấu hàng vẫn tồn kho:

  • Nợ Tk 331,111,112: số tiền chiết khấu thương mại.
  • Có Tk 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
  • Có tk 1331: Số tiền thuế đã được khấu trừ.

Hàng đã bán:

  • Nợ TK 331,111,112: Số tiền giảm giá
  • Có Tk: 632: giảm giá vốn.
  • Có tk 1331: số thuế được khấu trừ.

Mặt hàng đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý:

  • Nợ TK 331,111,112: Tiền chiết khấu.
  • Có tk 154,642: Chi phí giảm tương ứng.
  • Có TK 1331: Số tiền đã được khấu trừ.

Bài viết trên về chiết khấu thương mại theo thông tư 200, hi vọng sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn về thông tin liên quan đến chiết khấu để bản thân các doanh nghiệp, cá nhân có thể áp dụng trong giao dịch và mua bán hàng hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *