Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình này sẽ giúp biến đổi các protein thành các acid amin để cơ thể dễ hấp thu và tạo năng lượng cho các hoạt động sống trong tế bào. Để trả lời cho câu hỏi liên quan tới quá trình phân giải này “Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?” bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Câu hỏi 1: Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
Câu trả lời là Không. Sở dĩ như vậy vì thành phần các chất có trong bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường là khác nhau. Trong khi thành phần chủ yếu của bình đựng nước thịt đó là các protein thì thành phần chủ yếu có trong bình nước đường lại chủ yếu là đường. Do vậy, quá trình phân giải các tế bào sẽ được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn không nhau, tạo nên mùi không giống nhau giữa hai bình đựng này.
Câu hỏi 2: Hãy kể tên những loại thực phẩm mà bạn biết được sản xuất bằng cách sử dụng các vi sinh vật để phân giải protein?
Quá trình phân giải tế bào của vi sinh vật được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, không khó để bạn có thể tìm thấy những loại thực phẩm được sản xuất bằng việc sử dụng các vi sinh vật để phân giải protein, ví dụ như nước tương, nước mắm,…
Câu hỏi 3: Nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân giải protein trong quá trình làm nước tương và nước mắm có giống nhau không? Đạm trong tương và trong nước mắm được lấy từ đâu?
Nguyên liệu của quá trình làm nước tương và nước mắm không giống nhau do đó nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân giải protein trong hai loại nước chấm này cũng khác nhau. Cụ thể nước tương với nguyên liệu chính là đậu nành sẽ chứa nhiều protein thực vật còn trong nước mắm, nguyên liệu chính lại là cá với các protein từ động vật. Do đó, quá trình lên men của 2 loại nước chấm này sẽ cần đến những nhóm vi sinh vật khác nhau.
Đạm có trong nước tương và nước mắm được lấy từ chính những nguyên liệu mà họ sử dụng. Ví dụ, đạm trong nước tương được lấy từ đậu nành còn đạm trong nước mắm được lấy từ cá.
Câu hỏi 4: Hãy kể tên những loại thực phẩm có sự tham gia của vi khuẩn lactic trong quá trình lên men.
Sự tham gia của vi khuẩn lactic trong quá trình lên men ở thực phẩm được tìm thấy rất nhiều trong các loại sữa chua, rau quả muối chua và cả nem chua….
Câu hỏi 5: Vi khuẩn lam dùng nguồn carbon và nitơ ở đâu để tham gia vào quá trình tổng hợp protein? Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam này là gì?
Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp protein. Tuy nhiên, khi này chúng cần đến nguồn carbon và nitơ trong đó nguồn Carbon cung cấp là khí CO2 được lấy từ quá trình quang tự dưỡng còn nguồn Nitơ là nitrogenaza cố định nitơ phân tử được lấy chủ yếu ở trong tế bào dị hình.
Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam đó là kiểu quang tự dưỡng.
Câu hỏi 6. Vì sao để vải chín qua 3 – 4 ngày sau thì có mùi chua?
Vải chín để thêm 3 – 4 ngày sẽ có mùi chua vì trong vải chứa rất nhiều đường. Khi này nấm men ở vỏ quả vải sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong phần thịt quả và bắt đầu quá trình chuyển hóa đường thành rượu và chuyển hóa rượu thành acid. Sở dĩ vải có mùi chua là do quá trình chuyển hóa thành acid đã diễn ra.
Câu hỏi 7: Làm thế nào để phân biệt giữa hai quá trình lên men lactic và lên men rượu?
Quá trình lên men lactic sẽ có sự tham gia của vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình trong khi quá trình lên men rượu lại có sự tham gia của các loại nấm men rượu, nấm mốc và vi khuẩn.
Quá trình lên men lactic sẽ tạo lên sản phẩm là acid lactic với trường hợp lên men đồng hình. Trong trường hợp lên men dị hình thì quá trình lên men lactic này sẽ tạo ra acid lactic, CO2, etilic và các loại acid hữu cơ khác. Trong khi đó, quá trình lên men rượu lại có sản phẩm là rượu etylic CO2 trong trường hợp có sự tham gia của nấm men. Nếu có sự tham gia của vi khuẩn và nấm mốc thì quá trình lên men rượu sẽ tạo ra rượu, CO2 cùng các chất hữu cơ khác.
Để nhận biết được hai quá trình lên men này bạn chỉ cần dựa vào mùi của chúng. Cụ thể quá trình lên men lactic sẽ tạo ra mùi chua còn quá trình lên men rượu lại tạo ra sản phẩm có mùi rượu.
Trên đây là một số câu hỏi và câu trả lời giúp bạn hiểu hơn về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. Có thể nói quá trình phân giải các chất này đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể vi sinh vật và tế bào. Không chỉ vậy, quá trình này hiện nay cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, tạo nên những món ăn với những hương vị tuyệt vời, tốt cho sức khỏe người sử dụng.